Latest Products

90% người dân không phân biệt được rau sạch

Order Detail

Có đến 90% người tiêu dùng biết rau an toàn có ảnh hưởng tốt tới sức khỏe, nhưng cũng hơn 90% người không thể phân biệt được giữa rau an toàn và rau bẩn.


Hôm qua (25/3), tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rau an toàn. Tại đó, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã công bố thông kê khảo sát về hiểu biết và mong muốn sử dụng rau an toàn. Khảo sát trên được thực hiện qua 1.200 phiếu, điều tra ở 6 tỉnh thuộc miền Bắc, gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Giang và Vĩnh Phúc.


Nam giới hầu như không đi chợ


 Kết quả điều tra cho thấy, đa số nữ giới tại các tỉnh được điều tra là người chịu trách nhiệm chính trong việc mua thực phẩm cho gia đình với tần suất mua hàng ngày (chiếm 61%). Trong khi đó, một số lượng không nhỏ nam giới được điều tra cũng làm công việc này, tiêu biểu tại Vĩnh Phúc, số lượng nam giới đi chợ mua thực phẩm cho gia đình chiếm đến 24%. Ngạc nhiên là tại Hà Nội, nơi được đánh giá có dân trí và sự bình đẳng giới cao thì tỷ lệ nam tham gia việc mua thực phẩm cho gia đình có số lượng thấp ( 5% ) hơn so với 5 tỉnh còn lại. Gần 90% câu trả lời cho thấy rau được đánh giá là quan trọng nhất trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Trong khi đó, những thực phẩm được đánh giá ít quan trọng hơn là thực phẩm chế biến sẵn: 43%, và thực phẩm đóng gói sẵn là 37%.



90% người không phân biệt được rau an toàn


170/408 nam giới trong số 1239 người được hỏi trả lời đúng cho câu hỏi “Thế nào là rau an toàn?”. Với cùng câu hỏi đó, tỷ lệ người được hỏi tại Hà Nội không phân biệt được thế nào là rau an toàn lại cao nhất 22% (140/223). Tại Hải Phòng và Vĩnh Phúc lại có tỷ lệ người tiêu dùng không phân biệt được thế nào rau an toàn thấp nhất 13%, nghĩa là người tiêu dùng ở đây có thể phân biệt rau an toàn tốt hơn so với những tỉnh còn lại. Điều đáng ngạc nhiên về việc người tiêu dùng vẫn đánh giá rằng rau có hình ảnh xanh tươi, mịn màng cũng là rau an toàn mà không kể đến các yếu tố khác. Tại Hà Nội, tỷ lệ này còn khá lớn. Có đến 1098 lựa chọn trên tổng số 1239 người được hỏi tin tưởng phương pháp ngâm rửa kỹ thực phẩm nói chung và rau xanh nói riêng trước khi chế biến để tránh ngộ độc thực phẩm. “Nấu chín kỹ” thực phẩm là phương pháp thứ 2 mà đa số người tiêu dùng lựa chọn. Một nhóm khác sử dụng phương pháp “sục ozon” cho rau củ quả trước khi chế biến. Tuy nhiên, vẫn có một số người tiêu dùng cho biết họ không hề sử dụng phương pháp nào để tránh ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, có đến 90% người tiêu dùng đều biết rằng rau an toàn có ảnh hưởng tốt tới sức khỏe, nhưng cũng đến hơn 90% người tiêu dùng không thể phân biệt được giữa rau an toàn và rau không an toàn bằng mắt thường, có chăng chỉ là những nhận xét mang cảm tính rất nhiều khi lựa chọn rau cho bữa ăn hàng ngày. 764 trong số 1239 người trả lời cho biết họ không phân biệt được rau an toàn bằng mắt thường. Có 1131 người được hỏi biết về các vụ ngộ độc thực phẩm trong đó có 1023 người biết về các vụ ngộ độc do rau không an toàn gây ra. Trước tình trạng trên, để người tiêu dùng nắm bắt được địa chỉ bán rau an toàn, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng đã cập nhật trên cổng thông tin rau sạch chuỗi 60 cửa hàng và 40 vùng sản xuất ban đầu, bản đồ rau an toàn hiện nay.


Không hiếm cảnh "treo đầu dê bán 

thịt chó"

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã có trao đổi về thực trạng sản xuất và tiêu dùng rau an toàn tại Việt Nam: - Thư ông, Hội đã có con số thống kê về việc người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi rau không an toàn?
Về mặt số liệu thì Hội toàn lấy ở Bộ y tế. Rất tiếc năm vừa rồi vào đợt tổng kết an toàn thực phẩm do Bộ tổ chức thì Hội không tham gia được cho nên chưa nắm được con số.

Có nghiên cứu rau về tác hại của việc trồng và tiêu thu rau không an toàn?
- Rau là một mặt hàng thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng. Và rau an toàn đang là một vấn đề nổi cộm của bối cảnh chung là vấn đề an toàn thực phẩm. Rau an toàn thì phụ thuộc vào khâu trồng, có thể là nơi có nguồn nước ô nhiễm, nơi có đất bị ô nhiễm... Đó là do các khu công nghiệp mọc ra, việc xử lý nước thải ở đó không được xử lý thì nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng

. Chưa kể bản thân người trồng rau chưa ý thức được vấn đề an toàn thực phẩm. Họ sử dụng các loại thuốcbảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc kích thức ngoài danh mục được phép sử dụng, hoặc trong danh mục nhưng không đúng hướng dẫn, hoặc chưa đến thời gian thuốc phân hủy thì họ đã hái đi bán... Chính những điều đó sẽ dẫn đến việc sản xuất rau không an toàn, khiến người tiêu dùng có nguy cơ nhiễm bệnh, ngộ độc. - Chưa kể hiện tại trên thị trường nhiều quầy rau đề là rau an toàn nhưng thực tế là không phải, vậy cần phải có biện pháp thiết thực nào? - Cảnh "treo đầu dê bán thịt chó" là có, nhiều cửa hàng rau treo biển rau an toàn nhưng thực tế là không phải. Cũng có chợ, có quầy chính xác là rau an toàn thật, nhưng không phải người ta bán 24/24 tiếng, khi “quân mình” rút thì người khác lại tràn vào, và người tiêu dùng cứ thấy cái biển đó thì cứ mua thôi. Theo tôi nghĩ nó phụ thuộc bản thân đơn vị bán quầy đó phải biết quản lý để giữ thương hiệu cho mình, không để mất lòng tin của người tiêu dùng. Thứ 2 là cơ quan quản lý, nếu là chợ thì chính là ban quản lý chợ. Nhưng trách nhiệm trước hết là ở người tiêu dùng. 

- Ông có khuyến cáo gì đối với người tiêu dùng?

- Một khi chúng ta đã nhận thức là rau quan trọng hàng ngày, mà trong một thị trường đầy rẫy rủi ro thì người tiêu dùng nên thận trọng. Rau nên mua ở địa điểm đề biển rõ ràng, khi mua quan sát kỹ  nhãn hiệu, địa chỉ nơi sản xuất để đảm bảo sức khỏe cho bản thân gia đình.  



Thủy Nguyên 


 
Support : Thủ thuật vui
Copyright © 2011. . - All Rights Reserved
Template shared by itviet360 - LK: Thủ thuật vui
Proudly powered by Blogger